Động thực vật Hẻm núi Sićevo

Mặc dù có địa hình hẹp và mặt đá vôi trơ trọi nhìn có vẻ khắc nghiệt nhưng hẻm núi Sićevo có tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo tồn các loài hoa có từ kỷ Đệ tam. Vì đặc tính trước tiên là môi trường tổng thể ở hẻm núi ở trạng thái bảo tồn nguyên trạng. Một điều kiện chung khác của các hẻm núi ở miền trung Ponišavlje có nhiệt độ trung bình ấm hơn các hẻm núi khác ở Serbia, do mặt phía nam nóng hơn hẳn vào ban ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với hẻm núi Sićevo là được các dãy núi che chắn nên độ ẩm tương đối cao hơn môi trường xung quanh. Yếu tố này giảm bớt ảnh hưởng của các điều kiện bất lợi như băng giá, gió, hạn hán và cũng khiến cho sương mù xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài lâu hơn. Mật độ sương mù dày vào sáng sớm là biểu hiện của độ ẩm cao. Sự xuất hiện của các loài thực vật miền Địa Trung Hải minh chứng cho điều này, đây là các loài thích nghi với khí hậu hẻm núi có độ ẩm cao.[64]

Đa dạng các loài hoa ở hẻm núi Sićevo Hẻm núi Sićevo đa dạng về các loài hoa đặc trưng thích nghi với khí hậu khác biệt, phong phú từ vách đá cho đến dọc bờ sông Nišava

Hệ thực vật

Nằm trong sự phong phú đa dạng các loài hoa, hẻm núi Sićevo cũng ghi nhận 68 loài thực vật đặc hữu gồm cả một số loài đặc hữu bản địa. Nghiên cứu ra rằng có ba loài thực vật chỉ tìm thấy ở hẻm núi, có khả năng đã biến mất hoàn toàn tại các vùng khác trên lãnh thổ Serbia. Có 20 loài nguy cơ tuyệt chủng (CR), 30 loài nguy cấp (EN), 80 loài dễ thương tổn (VU), 125 loài nguy cơ thấp và 9 loài không có đủ dữ liệu đánh giá.

Trong số các loài kỷ Đệ tam đang bị diệt vong của hệ thực vật châu Âu chỉ còn phát hiện ở hẻm núi Sićevo có hai loài thuộc chi Ramonda (Ramonda serbica, Ramonda nathaliae) và xô thơm Salvia officinalis (một trong những cây thuốc lâu đời nhất). Các cây này có lẽ nguồn gốc từ châu Phi, mang đặc tính của thực vật cận nhiệt ở châu Âu và Địa Trung Hải. Ramonda serbica rất gần gũi với Ramonda nathaliae và có thể phát sinh thành loài riêng biệt do đa bội hóa. Mật độ Ramonda trong hẻm núi tính trên diện tích 5 m2 thay đổi từ 10-350 cá thể tùy thuộc vào cấu trúc đất đá và thảm thực vật. Sự hiện diện của cây xô thơm được giải thích là do điều kiện sống trong "ốc đảo Địa Trung Hải" tương tự giá trị sinh thái lịch sử của loài cây này cũng như các thực vật ưa nhiệt khác.[64]

Thực vật kỷ Đệ tam còn sót lại ở hẻm núi Sićevo
Tai voi Natalia Ramonda nathaliae Tai voi Serbia Ramonda serbica Xô thơm Salvia officinalis

Động vật

Các loài động vật phổ biến được ghi nhận tại hẻm núi là: thỏ (Lepus europeaus), cáo (Vulpes vulpes) và cả chó rừng (Canis aureus). Mèo hoang (Felis silvestris) hiếm khi bắt gặp còn linh miêu lynx (Lynx lynx) có thể không còn cá thể nào dù các báo cáo cho rằng vẫn có cơ hội cho loài này ở sườn núi Suva là môi trường sống của chúng. Ở sông Nišava có rái cá (Lutra lutra) tuy rất hiếm do lượng thức ăn tự nhiên của chúng là đã suy giảm đáng kể.

Các loài thú khác có thể kể đến: lửng (Meles meles), chồn hôi (Mustela putor), triết nâu (Mustela nivalis), nhím biển (Erinaceus europaeus), chuột chũi (Talpa europaea), sóc đỏ (Sciurus vulgaris), dúi mù (Spalax leucodon), chuột rừng (Apodemus agrarius) và chuột.

Về bò sát có rùa rừng (Testudo hermanni) sống ở suối Kunovica. Rắn được đại diện bởi rắn săn chuột (Zamenis longissima), rắn vảy sừng (Vipera ammodytes,Vipera berus) và rắn cỏ (Natrix natrix) ở suối.[65]

Đại diện các loài rắn ở hẻm núi Sićevo
Rắn vảy sừng
(Vipera berus)
Rắn vảy sừng đào cát (Vipera ammodytes) Rắn cỏ (Natrix natrix) Rắn săn chuột (Zamenis longissima)

Thống kê cho thấy hẻm núi Sićevo có hơn 100 loài chim, trong đó 75 loài chim làm tổ. Các loài được quan tâm trên trường quốc tế như loài cú lớn nhất thế giới (cú đại bàng Bubo bubo) và 32 loài chim hiếm khác như các loài chim làm tổ: diều ăn ong (Pernis apivorus), đại bàng vàng (Aquila chrysaetos), cắt lớn (Falco peregrinus), cắt ngón ngắn (Accipiter brevipes), diều rắn (Circaetus gallicus), cú mèo (Otus scops), đớp ruồi Địa Trung Hải (Oenanthe hispanica), gà so xám (Perdix perdix), gà gô đá (Alectoris graeca), cu rừng (Columba palumbus, Columba oenas), cu gáy (Streptopelia turtur, Streptopelia decaocto), quạ thông (Garrulus glandarius), gõ kiến xanh (Picus viridis), gõ kiến (Picidae), cút (Coturnix coturnix), ngoài ra cũng quan sát được vịt trời và ngỗng trời vào mùa đông. Theo một số nghiên cứu của Kostić "ngày nay hiện trạng suy giảm đáng kể do nạn phá rừng, xây dựng và khai thác mỏ".[66]

Một số loài chim quý hiếm ở hẻm núi Sićevo
Đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) Gà gô đá (Alectoris graeca) Cắt lớn (Falco peregrinus) Cú đại bàng (Bubo bubo)

Gần đây, một loài có nguy cơ tuyệt chủng là kền kền (Neophron percnopterus) đã xâm nhập hẻm núi từ hướng Mosor, một đỉnh của dãy Suva. Hẻm núi cũng là nơi làm tổ cuối cùng của các loài cắt đang gặp nguy cấp tại Serbia. Các vùng cao của hẻm núi từng là khu sinh sản lớn nhất của gà gô đá (Alectoris graeca) ở Serbia, ngày nay hiếm hơn nhiều. Khu vực làm tổ của én Anpơ (Apus melba) cũng là một điểm đặc biệt tại đây.[66]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hẻm núi Sićevo http://www.archeolog-home.com/pages/content/mala-b... http://vukovblog.blogspot.com/2008/02/rat-struja-i... http://wheretoserbia.com/nis-and-around/sicevo-gor... http://www.spc-altena.de/latein/ebene02/eb8_hs8_us... http://www.discoverserbia.org/sr/jugoistocna-srbij... http://www.liman-h2o.org/wp-content/uploads/2012/0... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.gef.bg.ac.rs/img/upload/files/Rad%204.p... http://www.arhivnis.co.rs/cirilica/idelatnost/br%2... http://www.eps.rs/test/malei.pdf